Phù hoàng điểm là một trong những bệnh lý mắt phổ biến và tiềm ẩn nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây do Hải Yến Eye Care cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này, từ triệu chứng, nguyên nhân cho tới các biện pháp chẩn đoán và điều trị.
Phù hoàng điểm là gì?
Phù hoàng điểm (Macular Edema) là tình trạng dịch tích tụ ở hoàng điểm – phần trung tâm của võng mạc. Hoàng điểm đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý hình ảnh trung tâm, nhận biết màu sắc và chi tiết hình ảnh. Khi tình trạng phù xảy ra, hoàng điểm sẽ bị sưng lên, dẫn đến rối loạn trong cơ chế xử lý thị lực.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường diễn tiến âm thầm, không gây đau đớn nên nhiều người không nhận ra. Khi các triệu chứng trở nên rõ ràng, dịch đã rò rỉ từ các mạch máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực trung tâm.
Triệu chứng của phù hoàng điểm
Các triệu chứng của phù hoàng điểm có thể khác nhau tuỳ theo mức độ diễn tiến bệnh. Dưới đây là những biểu hiện dễ nhận thấy nhất:
- Tầm nhìn mờ và méo mó: Hình ảnh xuất hiện giống như gợn sóng, không còn sắc nét.
- Nhận biết màu sắc bị thay đổi: Màu sắc của bạn nhìn thấy có thể đậm hơn, nhạt hơn hoặc biến đổi hoàn toàn so với màu gốc.
- Khó khăn trong các hoạt động đòi hỏi thị lực chi tiết: Việc đọc sách, quan sát kỹ hoặc thực hiện các công việc tỉ mỉ sẽ trở nên khó khăn.
- Đốm đen trong tầm nhìn trung tâm: Một số người có thể nhận thấy một đốm tối hoặc nhòe ở vùng nhìn trung tâm.
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đến ngay bệnh viện mắt để được thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của phù hoàng điểm
Biến chứng từ các bệnh lý toàn thân
- Tiểu đường (Bệnh võng mạc đái tháo đường)
Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biến chứng phù hoàng điểm. Khi lượng đường huyết không được kiểm soát, vi mạch máu tại võng mạc dễ bị tổn thương, gây rò rỉ dịch và tích tụ tại hoàng điểm.
Người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ mù lòa nếu không được điều trị sớm. - Tăng huyết áp
Huyết áp cao dẫn đến áp lực lớn lên các mạch máu ở mắt, gây hiện tượng rò rỉ dịch và hình thành phù.
Biến chứng từ các bệnh mắt
- Sau phẫu thuật mắt
Phù hoàng điểm có thể là biến chứng sau một số phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc điều trị tăng nhãn áp. Tuy nhiên, trường hợp này thường nhẹ và có thể hồi phục nếu điều trị đúng cách. - Viêm màng bồ đào và các bệnh viêm mắt khác
Các bệnh viêm tại mắt như viêm màng bồ đào, viêm võng mạc cũng là nguyên nhân dẫn đến phù hoàng.
Các nguyên nhân khác
- Thoái hóa điểm vàng tuổi già (AMD)
Khi tuổi tác tăng cao, khả năng đàn hồi của mạch máu giảm, dẫn đến khả năng dịch rò rỉ vào hoàng điểm cao hơn. - Tắc nghẽn mạch máu võng mạc
Xơ vữa động mạch hoặc các rối loạn vi mạch máu có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu võng mạc và gây phù hoàng.

Phù hoàng điểm được chẩn đoán như thế nào?
1. Kiểm tra thị lực
- Sử dụng bảng đo thị lực để đánh giá khả năng nhìn rõ hình ảnh, nhận biết màu sắc và độ nét.
- Một số bài kiểm tra chuyên sâu như lưới Amsler được dùng để xác định các biến dạng trong tầm nhìn trung tâm.
2. Chụp cắt lớp quang học OCT
- Giúp quan sát chi tiết tất cả các lớp tế bào trong võng mạc. Đây là phương pháp hiện đại giúp xác định mức độ phù và theo dõi quá trình điều trị.
3. Chụp mạch huỳnh quang
- Tiêm thuốc cản quang vào mạch máu để phát hiện vị trí rò rỉ và đánh giá toàn diện về các tổn thương tại võng mạc.
Điều trị hiệu quả phù hoàng điểm
1. Điều trị nguyên nhân căn bản
Trước tiên, các bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao hoặc các tình trạng viêm cần được kiểm soát và điều trị ổn định. Đây là bước quan trọng để ngăn ngừa phù diễn tiến nặng hơn.
2. Các phương pháp điều trị trực tiếp
- Tiêm Anti-VEGF
Được áp dụng trong trường hợp mạch máu bị tăng sinh bất thường. Thuốc tiêm Anti-VEGF giúp giảm sưng và ngăn cản sự phát triển các tân mạch. - Phẫu thuật cắt bỏ dịch kính
Đây là giải pháp hữu hiệu khi có tích tụ dịch hoặc máu trong khoang dịch kính gây ảnh hưởng tới hoàng điểm. - Điều trị bằng Laser võng mạc
Phương pháp dùng nhiệt để giảm rò rỉ mạch máu, tuy nhiên không được ưu tiên do có thể để lại sẹo trên võng mạc. - Thuốc chống viêm (Corticoid)
Dùng thuốc nhỏ mắt, uống hoặc tiêm để giảm viêm trong các trường hợp phù do viêm mắt.
Lời khuyên từ Hải Yến Eye Care
Để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe mắt toàn diện, bạn cần:
- Khám mắt định kỳ: Đặc biệt quan trọng với người trên 40 tuổi hoặc có nguy cơ cao như tiểu đường, tăng huyết áp.
- Duy trì lối sống lành mạnh:
- Tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho mắt như cá, rau xanh, cà rốt.
- Hạn chế hút thuốc và sử dụng các chất kích thích.
- Điều trị bệnh nền kịp thời: Kiểm soát tốt các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp sẽ giảm nguy cơ biến chứng ở mắt.
Hải Yến Eye Care – Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khỏe đôi mắt
Hải Yến Eye Care tự hào là bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực nhãn khoa, chuyên cung cấp dịch vụ khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về mắt từ đơn giản đến phức tạp. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh.
- Địa chỉ: Số 22, Đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0944 522 890
- Email: [email protected]
- Website: haiyeneyecare.com.vn
Chúng tôi luôn tận tâm mang đến sự an tâm và chất lượng tuyệt vời cho khách hàng!